Thiên cực
Thiên cực

Thiên cực

Thiên cực, bao gồm thiên cực Bắc và thiên cực Nam, là 2 vị trí tưởng tượng trên bầu trời là giao điểm của trục quay Trái Đất (nếu kéo dài mãi mãi) với thiên cầu. Nếu quan sát tại cực Bắccực Nam của Trái Đất, 2 thiên cực sẽ luôn nằm hướng thẳng đầu người quan sát. Vì Trái Đất tự quay quanh trục, ta sẽ quan sát thấy mọi điểm trên bầu trời đều quay quanh các thiên cực và hoàn thành 1 vòng mỗi ngày (chính xác hơn là mỗi ngày theo thời gian thiên văn).Các thiên cực cũng là các cực của hệ tọa độ xích đạo, đồng nghĩa với việc xích vĩ độ của thiên cực Bắc là +90 và thiên cực Nam là -90). Mặc dù có vị trí cố định khi quan sát, các thiên cực về lâu dài không giữ vị trí cố định so với các ngôi sao. Do hiện tượng tiến động phân điểm, các thiên cực sẽ di chuyển theo đường tròn trên thiên cầu với chu kì khoảng 25700 năm. Vì trục quay của Trái Đất cũng chịu ảnh hưởng của những chuyển động phức tạp khác nên các thiên cực cũng bị dịch chuyển đôi chút khỏi vị trí sau các vòng quay có độ dài khác nhau ( xem Chương động, Chuyển động cực, Độ nghiêng trục quay ). Và cuối cùng, vị trí các ngôi sao cũng tự thay đổi sau 1 khoảng thời gian dài bởi chuyển động riêng của chúng.Với các hành tinh ngoài Trái Đất, khái niệm thiên cực vẫn tương tự: các thiên cực của một hành tinh là các giao điểm của trục quay hành tinh với thiên cầu của hành tinh đó. Vì trục quay của các hành tinh có hướng khác nhau nên giữa các điểm này cũng có sự khác biệt. Vị trí quan sát được của các ngôi sao cũng thay đổi đôi chút bởi các hiệu ứng thị sai [1].